Dẫn động cầu sau (tiếng Anh là Rear-wheel drive, viết tắt là RWD), nó gần như là một hệ thống đảo ngược với dẫn động cầu trước, nhưng khoan, nó không hoàn toàn đảo ngược.
Dẫn động cầu sau RWD là gì?
Từng là tiêu chuẩn công nghiệp ô tô, hệ thống dẫn động cầu sau dựa vào bánh sau để cung cấp sức mạnh cho ô tô. Thường thấy trên xe tải và xe hiệu suất, RWD cung cấp lực kéo cần thiết với tải nặng và khả năng xử lý tối ưu trên xe hiệu suất. Một nhược điểm của hệ dẫn động cầu sau là giảm độ bám đường trên đường trơn trượt; điều này có thể không lý tưởng cho khí hậu có tuyết, đường ướt, trời mưa.
Hệ dẫn động cầu sau (RWD) là một dạng bố trí động cơ và hộp số được sử dụng trên xe cơ giới, trong đó động cơ chỉ dẫn động bánh sau. Cho đến cuối thế kỷ 20, hệ dẫn động cầu sau là cấu hình phổ biến nhất cho ô tô. Hầu hết các loại xe dẫn động cầu sau đều có động cơ đặt dọc ở phía trước xe.
Các cách bố trí hệ dẫn động cầu sau RWD
#1. Động cơ đặt trước (Front-engine)
Cách bố trí/thiết kế phổ biến nhất là Động cơ và hộp số đặt dọc ở phía trước xe, cầu chủ động là cầu sau, truyền công suất thông qua trục các đặc dọc theo xe. Cách bố trí này được gọi là FR.
#2. Động cơ đặt giữa phía trước (Front mid-engine)
Cách thiết lập này cũng gần giống với cách thiết lập cơ bản ở trên. Nó chỉ khác một chút là động cơ và hộp số được kéo lùi về phía sau của trục trước, sao cho trọng tâm động cơ nằm phía sau trục trước (cầu trước).
#3. Động cơ đặt giữa phía sau (Rear mid-engine)
Cách thiết lập này bố trí cả động cơ và hộp số ở phía sau của xe, sao cho trọng tâm của động cơ vẫn nằm phía trước của trục sau (cầu sau, cầu chủ động). Công suất được truyền thông qua các bán trục.
Riêng kiểu bố trí này được phân ra hai loại: động cơ đặt dọc và động cơ đặt ngang.
#4. Động cơ đặt phía sau (Rear-engine)
Trong thiết kế này, động cơ được đặt lùi về phía sau của xe, sao cho trọng tâm của động cơ nằm ở phía sau trục (cầu) sau.
Với kiểu bố trí động cơ đặt sau, thường được sử dụng trên xe dẫn động cầu sau, nhưng có một số xe dẫn động 4 bánh cũng được bố trí động cơ kiểu này.
Ưu điểm của RWD
- Khả năng xử lý ưu việt.
- Phân bổ trọng lượng tối ưu khi động cơ đặt trước.
- Cải thiện chất lượng kéo.
- Khả năng phanh vượt trội.
- Khả năng tăng tốc ban đầu nhanh chóng.
- Tuyệt vời cho lái xe hiệu suất.
Nhược điểm
- Trọng lượng xe lớn do sử dụng thêm các trục truyền động.
- Với động cơ đặt trước, ở giữa xe sẽ có một vòm hầm truyền động, dẫn đến nội thất xe bị giảm thể tích hữu ích.
- Không lý tưởng cho thời tiết mùa đông – lực kéo kém trong tuyết và băng, đường trơn trượt.
- Khả năng bám đường trên đường ướt không tốt bằng FWD.