Đạp phanh – Phanh được áp dụng
Người lái nhấn bàn đạp phanh (mở van chân)
Trong sơ đồ hệ thống phanh khí nén ở trên, không khí có áp suất cao được biểu thị màu xanh lam đậm trong đường ống và bình chứa.
Khi người láp đạp bàn đạp phanh, mở van chân, khí nén từ bình chứa được đưa đến các bầu phanh thông qua các đường dẫn khí công tác (màu xanh lam nhạt hơn). Tại các bầu phanh, màng khí nén (màng phanh) bị thổi căng, đồng thời di chuyển đẩy thanh đẩy, quay đòn bẩy, xoay cam S ép guốc/má phanh và trống phanh (rotor phanh) làm cho bánh xe quay chậm hoặc dừng lại.
Giữ phanh
Khi người lái đã đạp chân phanh và giữ phanh. Nhờ cơ cấu van trong van chính (van chân) khí nén ở 2 khoang cân bằng sẽ giúp đóng cửa ban, ngăn chặn dòng khí nén áp cao từ bình chứa tới đường khí bầu phanh. Do đó phanh được giữ.
Nhả phanh
Khi người lái nhả chân khỏi bàn đạp phanh, nhờ các lò xo hồi vị trong van chính, các van khí sẽ đóng lại, đồng thời mở van xả ở van chính, dòng khí nén áp suất cao từ bầu phanh sẽ thoát ra ngoài thông qua van xả tại van chính. Đồng thời các lò xo hồi vị ở bánh xe sẽ kéo xoay cam S, mở guốc phanh. Do đó phanh đã nhả.
- Phanh khí nén – Part 1: Cơ bản về Phanh Khí nén
- Phanh khí nén – Part 2: Bầu phanh bánh xe (Air Brake Chamber) và Cụm Cơ sở phanh (Foundation brakes)
- Phanh khí nén – Part 3: Máy nén khí, điều áp, bình chứa khí nén và van chính
- Phanh khí nén – Part 4: Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống phanh khí nén
- Phanh khí nén – Part 5: Hệ thống phanh khí Kép
- Phanh khí nén – Part 6: Phanh đỗ
- Phanh khí nén – Part 7: Phanh đỗ (tiếp theo)
- Phanh khí nén – Part 8: Hệ thống phanh khí xe đầu kéo – rơ-moóc
- Phanh khí nén – Part 9: Các kiểu phanh cơ sở khác